Những Khó Khăn Trong Quá Trình Thực Hiện eKYC Cho Onboarding
Thực hiện quy trình eKYC vào các ngân hàng, tổ chức tài chính có thể bảo vệ họ khỏi bị lạm dụng bởi những hoạt động như rửa tiền, tham nhũng hoặc tài trợ cho hoạt động khủng bố. Tuy nhiên, việc ứng dụng eKYC vào triển khai onboarding cho khách hàng tại các ngân hàng và tổ chức tài chính không phải là một điều dễ dàng.
Đặc biệt, quản lý cấp cao cần nắm bắt tầm quan trọng của khoản đầu tư này trong dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận cho tổ chức trong tương lai. Để có thể có những định hướng về công việc cũng như các hoạt động giới thiệu và hướng dẫn cho nhân viên để có thể thích ứng và làm việc hiệu quả được với những công nghệ mới. Nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm và dịch vụ một cách tốt nhất có thể.
Hành lang pháp lý ảnh hưởng đến sự thúc đẩy cho phát triển eKYC vào các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Hiện tại, Việt Nam vừa thông qua Nghị định 87 (thay thế, bổ sung Nghị định thi hành Luật phòng chống rửa tiền) bổ sung một số điều của Nghị định 116/2013/NĐ-CP, đó là cho phép ngân hàng được quyết định gặp mặt hoặc không gặp mặt khách hàng lần đầu khi thực hiện các giao dịch liên quan đến công nghệ mới. Từ đó, ngân hàng và tổ chức tài chính có thể ứng dụng giải pháp eKYC vào việc định danh khách hàng điện tử khi onboarding. Việc này cũng mới được phát triển ở giai đoạn đầu và hành lang pháp lý hiện hành còn nhiều quy định chưa tương thích với bối cảnh số hóa dịch vụ và chưa thực sự thúc đẩy cho việc phát triển eKYC vào các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Tuy nhiên, để đưa eKYC vào hiện thực thì cần có quy định rõ ràng nên ngân hàng sẽ phải chờ khi nào có quy định hướng dẫn chi tiết của NHNN mới triển khai. Vì thực tế, khi không gặp mặt trực tiếp, ngân hàng cần có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng. Chẳng hạn như chụp chứng minh thư lưu 2 mặt, quay camera trực tiếp khuôn mặt người đó trên online… Nhưng ở Việt Nam vẫn còn xảy ra tình trạng làm giả chứng minh thư, thẻ căn cước… nên có thể ảnh hưởng đến việc ứng dụng quy trình eKYC vào thực tế.
Từ năm 2014 đến nay, các cuộc tấn công mạng tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn tính phức tạp, nhằm vào mọi tổ chức, bao gồm cả các tổ chức tài chính, ngân hàng cho dù đã được đầu tư rất lớn về công nghệ để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống. Và đối với “thị trường” Việt Nam, buôn bán dữ liệu cá nhân, phục vụ cho các hoạt động chào bán nhà đất, xe hơi, bảo hiểm, cho vay tín dụng cá nhân,... vẫn phát triển rất mạnh mẽ gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dùng.
Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng Fintech trên thế giới.
Email: info@innotech-vn.com
1. Văn hóa doanh nghiệp
Hiện nay các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam đang xem vấn đề công nghệ là thách thức lớn nhất trong việc triển khai eKYC
Một quan niệm sai lầm phổ biến khi xem khó khăn trong việc thực hiện eKYC cho onboarding chỉ nằm ở công nghệ, mà mọi người bỏ qua một thách thức đáng lưu tâm đầu tiên đó là về văn hóa doanh nghiệp. Hành trình chuyển đổi về cách cung cấp dịch vụ đòi hỏi một sự thay đổi văn hóa trong tổ chức, từ mô hình kinh doanh và nguồn nhân lực, đến quy trình hoạt động và khuyến khích nhân viên. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn còn lưu trữ thông tin khách hàng dưới dạng hồ sơ và các số liệu cần thiết cho việc báo cáo, quản trị, điều hành hàng ngày hiện vẫn phải tập hợp, tính toán thủ công. Điều này dẫn đến kết quả là nhân viên phải thực hiện một số lượng công việc khổng lồ trước khi muốn tận dụng những tiến bộ, những thành tựu mới nhất của công nghệ thế giới.Đặc biệt, quản lý cấp cao cần nắm bắt tầm quan trọng của khoản đầu tư này trong dài hạn sẽ mang lại lợi nhuận cho tổ chức trong tương lai. Để có thể có những định hướng về công việc cũng như các hoạt động giới thiệu và hướng dẫn cho nhân viên để có thể thích ứng và làm việc hiệu quả được với những công nghệ mới. Nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm và dịch vụ một cách tốt nhất có thể.
2. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Để vận hành hệ thống eKYC có hiệu quả, ngân hàng và các tổ chức tài chính đầu tiên phải được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng
Để các có thể vận hành hệ thống eKYC có hiệu quả, ngân hàng và các tổ chức tài chính đầu tiên phải được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng để có thể định danh khách hàng điện tử với phạm vi bao phủ rộng. Tại Việt Nam, nhà nước chưa có hệ thống dữ liệu quốc gia có thể chia sẻ cho các bên, nên các ngân hàng phải tự thu thập làm dày thông tin dữ liệu của khách hàng bằng nhiều cách như xây dựng hệ thống nhận dạng thông qua sinh trắc học riêng, chủ động kết nối với các nhà mạng viễn thông thu thập thông tin khách hàng… Tất nhiên, đối với hệ thống càng hiện đại, ngân hàng sẽ phải đầu tư khoản chi phí lớn mà điều này không phải ngân hàng nào cũng có đủ nguồn vốn để thực hiện nó. Ngoài ra, eYKC cũng gặp những trở ngại về lưu trữ dữ liệu lớn cho việc phân tích và so sánh trong khi chưa có sự liên thông các dữ liệu của các tổ chức, ngân hàng với nhau…3. Hành lang pháp lý
Hành lang pháp lý ảnh hưởng đến sự thúc đẩy cho phát triển eKYC vào các ngân hàng và tổ chức tài chính.
Tuy nhiên, để đưa eKYC vào hiện thực thì cần có quy định rõ ràng nên ngân hàng sẽ phải chờ khi nào có quy định hướng dẫn chi tiết của NHNN mới triển khai. Vì thực tế, khi không gặp mặt trực tiếp, ngân hàng cần có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng. Chẳng hạn như chụp chứng minh thư lưu 2 mặt, quay camera trực tiếp khuôn mặt người đó trên online… Nhưng ở Việt Nam vẫn còn xảy ra tình trạng làm giả chứng minh thư, thẻ căn cước… nên có thể ảnh hưởng đến việc ứng dụng quy trình eKYC vào thực tế.
4. Bảo mật thông tin
Ứng dụng quy trình eKYC vào quá trình onboarding có thể bị cản trợ bởi luật bảo vệ quyền riêng tư của người dùng
Độ tin cậy cũng như bảo mật thông tin khách hàng và phòng chống rủi ro là yếu tố sống còn của ngân hàng. Vì thế, khi ứng dụng quy trình eKYC vào quá trình onboarding của khách hàng, việc sử dụng công nghệ tiên tiến thu thập dữ liệu khách hàng cũng làm tăng mối lo ngại về quyền riêng tư và có thể bị cản trở bởi các luật, quy định hiện hành liên quan đến bảo vệ dữ liệu của người dùng. Ngoài ra, các thách thức khác như khả năng bảo mật của hệ thống, an ninh mạng, bảo mật thông tin cá nhân vẫn chưa được coi trọng. Do đó, việc ứng dụng quy trình eKYC trong khi không tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro an ninh mạng, năng lực tổ chức quản lý còn hạn chế, chưa am hiểu đầy đủ về đặc tính của mô hình hoạt động mới sẽ tăng nguy cơ mất an toàn cho khách hàng, ngân hàng và hệ thống. Bởi theo các chuyên gia, an ninh không gian mạng (cybersecurity) là một phần không thể thiếu để bảo vệ khách hàng/ngân hàng khi sử dụng công nghệ hiện đại.Từ năm 2014 đến nay, các cuộc tấn công mạng tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn tính phức tạp, nhằm vào mọi tổ chức, bao gồm cả các tổ chức tài chính, ngân hàng cho dù đã được đầu tư rất lớn về công nghệ để đảm bảo an toàn, an ninh hệ thống. Và đối với “thị trường” Việt Nam, buôn bán dữ liệu cá nhân, phục vụ cho các hoạt động chào bán nhà đất, xe hơi, bảo hiểm, cho vay tín dụng cá nhân,... vẫn phát triển rất mạnh mẽ gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dùng.
5. Thay đổi thói quen của khách hàng
Niềm tin và trải nghiệm của khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng và ứng dụng những công nghệ mới vào ngân hàng, tổ chức tài chính. Và một trong những thách thức lớn nhất đó là việc giới thiệu dịch vụ và thay đổi dần thói quen sử dụng dịch vụ của người dân. Bởi vì, đối với những người lớn tuổi, họ cảm thấy không tin tưởng và yên tâm sử dụng những dịch vụ và thực hiện những giao dịch thông qua online. Họ thích những giao dịch trực tiếp và sự có mặt của nhân viên ngân hàng. Vì thế, các ngân hàng trước khi muốn ứng dụng quy trình eKYC vào trong quá trình onboarding thì phải giáo dục khách hàng mục tiêu của mình, để dần dần thay đổi suy nghĩ và hình thành thói quen khi muốn mở thẻ tài khoản hay đăng kí dịch vụ ngân hàng, họ có thể thực hiện nó thông qua chiếc smartphone mà không cần phải đến ngân hàng trực tiếp như truyền thống nữa.
Các ngân hàng, tổ chức tài chính nên chú trọng đến việc giáo dục thói quen cho người tiêu dùng về việc onboarding thông qua smartphone
Kết luận
Không thể phủ nhận việc ứng dụng eKYC vào quá trình onboarding của khách hàng có rất nhiều lợi ích nhưng song song đó nó cũng mang lại nhiều rủi ro, nhất là rủi ro gian lận. Do đó, các ngân hàng, tổ chức tài chính khi triển khai eKYC nên thử nghiệm trước khi áp dụng đại trà và tham khảo bài học cả thành công và thất bại ở một số nước để có thể ứng dụng eKYC tại Việt Nam sao cho đạt hiệu quả cao nhất mà hạn chế được rủi ro.Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng Fintech trên thế giới.
Email: info@innotech-vn.com
Comments
Post a Comment
[hubspot type=form portal=6619918 id=b4a8f47d-4168-452e-bb6a-9012b6fd35b9]