eKYC - Định danh khách hàng điện tử - Khó khăn của ngân hàng

eKYC định danh khách hàng điện tử đang là một từ khóa hot được tìm kiếm nhiều đối với những tổ chức ngân hàng tại Việt Nam hiện nay khi thông tin từ dự thảo Ngân Hàng Nhà Nước cho phép hoạt động mở tài khoản ngân hàng không cần gặp mặt trực tiếp vào tháng 05/2020. Hãy cùng Innotech Việt Nam mổ xẻ những thách thức đối với ngân hàng nếu triển khai eKYC:

1. Bối rối trong quá trình tìm hiểu về eKYC và quy trình mở tài khoản hoàn toàn từ online

Mở tài khoản ngân hàng thông qua online giúp tăng trải nghiệm khách hàng
Thật dễ dàng để có thể tìm thấy và tham khảo được các quy trình mở tài khoản online từ các ngân hàng ngoài nước đã triển khai, nhưng vấn đề khiến các giám đốc công nghệ hoặc giám đốc sản phẩm tại các ngân hàng đau đầu đó là làm cách nào để tích hợp các công nghệ đó vào chính hệ thống hiện tại của ngân hàng họ với độ rủi ro thấp nhất và tính an toàn bảo mật cao nhất. Ngoài ra, eKYC không chỉ được triển khai cho quá trình onboard mà còn có thể triển khai cho quá trình đăng ký các gói sản phẩm, dịch vụ sau đó tại ngân hàng. Vậy thì làm thế nào để có thể xây dựng quy trình và cấu trúc hệ thống ngân hàng vận hành trơn tru và tự động. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi ngân hàng ấy sở hữu một đội ngũ am hiểu cả về nghiệp vụ lẫn kỹ thuật. 

2. Đội ngũ nhân sự nội bộ thiếu kiến thức về công nghệ và nền tảng mới

Bất cứ một sự chuyển đổi kỹ thuật số nào cũng sẽ gây áp lực lên cho tổ chức nếu như họ không có đội ngũ am hiểu về công nghệ ứng dụng eKYC. Điều này có thể dẫn đến sự lãng phí về nguồn lực trong quá trình đầu tư phát triển giải pháp, đồng thời khi giải pháp eKYC được triển khai nhưng xảy ra vấn đề có thể dẫn đến những tổn thất về kinh tế là rất lớn, trải nghiệm khách hàng không tốt khiến uy tín của thương hiệu cũng xấu đi.

3. Rất ít case study về eKYC cho ngân hàng tại thị trường Việt Nam để nghiên cứu và tối ưu.

Tại Việt Nam hiện có rất ít case study về eKYC cho ngân hàng có thể nghiên cứu và tối ưu
Chính vì dự thảo cho các ngân hàng có thể mở tài khoản cho khách mà không cần gặp mặt trực tiếp vừa mới được đẩy mạnh vào tháng 05/2020, nên hầu như ở Việt Nam chưa có hoặc rất hiếm ngân hàng triển khai eKYC. Đây cũng vừa là một cơ hội đối với ngân hàng nếu họ tận dụng lợi thế tiên phong trong thị trường, nhưng cũng sẽ là thách thức vì việc dự trù được các rủi ro khi vận hành tại thị trường Việt Nam là rất khó và gần như không có thông tin.

4. Khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác uy tín để triển khai 

Tại thị trường Việt Nam các ngân hàng có những lựa chọn đối tác sau:
  • Đối tác nước ngoài: Có thể là đơn vị chuyên tích hợp và tư vấn giải pháp eKYC, cũng có thể là đơn vị chỉ cung cấp giải pháp công nghệ như OCR, Face Matching, Liveness Detection, Fraud Detection... Tuy nhiên, đối với nhóm này cần lưu ý về điệu kiện pháp lý có phù hợp với quy định của Ngân Hàng Nhà Nước hay không và độ am hiểu về nghiệp vụ của họ tại thị trường trong nước. 
  • Đối tác trong nước: Nên lựa chọn đối tác đã am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng và có thể tư vấn được việc tái cấu trúc hệ thống hạ tầng và phương án lưu trữ dữ liệu an toàn và ổn định. Hiện nay, rất nhiều đối tác quảng bá về giải pháp eKYC nhưng hãy đánh giá lựa chọn họ dựa trên quá trình trao đổi sâu về giải pháp và xem cách họ xử lý vấn đề thế nào.

5. Tái cấu trúc quy trình nội bộ để phù hợp với vận hành công nghệ mới 

Khi chuyển đổi từ quy trình xử lý truyền thống sang quy trình tự động trên online hoàn toàn, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với việc tái cấu trúc nhân sự và nâng cấp đội ngũ nhân sự, quá trình chuyển đổi này có thể làm thay đổi hoàn toàn văn hoá của tổ chức, đòi hỏi khả năng tiếp cận công nghệ của nhân sự phải đáp ứng kịp thời và toàn diện. Hãy sẵn sàng chuẩn bị cho những thay đổi này.

6. Chi phí xây dựng chuyển đổi hạ tầng và hệ thống lưu trữ không hề nhỏ:

Chi phí dành cho việc đầu tư cơ sở lưu trữ dữ liệu sẽ rất tốn kém
Đặc thù đối với ngành ngân hàng đó chính là sự bảo mật thông tin của khách hàng, bảo mật hệ thống để tránh các hacker và tội phạm tài chính xâm nhập, nên nếu muốn chuyển đổi số, đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư hạ tầng về lưu trữ thông tin, dữ liệu của khách hàng với số lượng lớn người dùng và con số đầu tư cho hạ tầng là không hề nhỏ.

7. Không dự đoán được thời gian “chính thức" được phép áp dụng eKYC cho quá trình onboarding:

Sự cần thiết của việc mở tài khoản ngân hàng không gặp mặt trực tiếp là điều không thể chối cãi. Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước vẫn chưa có những quy định cụ thể về định danh khách hàng điện tử eKYC và đặc biệt là quy định về chữ ký số, điều này khiến cho các ngân hàng hiện nay cũng đang “tự lực cánh sinh" trên con đường phát triển giải pháp eKYC. Rủi ro có thể dẫn đến thay đổi quy trình eKYC với các ngân hàng đã bắt đầu khâu lập trình giải pháp đó chính là “ bắt đầu lại" để phù hợp với quy định của Ngân Hàng Nhà Nước là có thật.
Nhận biết được những thách thức sẽ đến với tổ chức ngân hàng khi ứng dụng eKYC cho quá trình onboarding sẽ giúp các nhà quản lý có những nghiên cứu và chuẩn bị tốt hơn trong quá trình triển khai giải pháp chuyển đổi số.
Nếu bạn đang tìm một đối tác uy tín, tin cậy để đồng hành triển khai giải pháp eKYC thì Innotech Việt Nam là một lựa chọn chính xác vì những lý do sau:
  • Đội ngũ Innotech Việt Nam đã có kinh nghiệm tư vấn giải pháp eKYC và các giải pháp liên quan đến tái cấu trúc hệ thống hạ tầng của ngân hàng cho chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số như ACB, TymeBank, Unifimoney...
  • Giải pháp eKYC được thiết kế và tích hợp vào core banking đang sử dụng mang tính chất ổn định và bảo mật cao.
  • Đã có sẵn demo eKYC cho quá trình onboarding. 
  • Đội ngũ lập trình có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, đáp ứng kịp thời tiến độ dự án 
  • Quy trình quản lý dự án đã ổn định và tối ưu, dễ dàng phối hợp giữa Innotech Việt Nam và đối tác. 
Để lại thông tin của bạn ngay nếu như bạn đang cần tư vấn về giải pháp eKYC nhé!

Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng Fintech trên thế giới.
Email: info@innotech-vn.com

Comments

Popular posts from this blog

High-quality Digital banking solution provider in Vietnam

Open-banking là gì? Những điều bạn cần biết về Open-banking

All the features of Digital Banking you must have