Tại Sao Digital Banking Trở Thành Xu Hướng Tương Lai ?

Sự gia tăng của ngân hàng mở (Open Banks) và các công ty start-up Fintech đang làm rung chuyển ngành ngân hàng. Đặc biệt, Digital Banking đang dần trở thành xu hướng của ngân hàng tương lai. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu!

Digital banking là gì?

Digital banking hay còn được gọi là ngân hàng số là hình thức chuyển đổi sang định dạng kỹ thuật số các hoạt động của ngân hàng thực hiện dưới dạng thủ công và làm việc dựa trên giấy tờ. Giúp ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro cho con người gây ra và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Ngoài ra, nó cho phép khách hàng rút tiền, đăng ký cho vay, thanh toán trực tuyến ngay trên chiếc điện thoại thông minh của mình.
Số hóa ngân hàng giúp ngân hàng loại bỏ được những rủi ro do con người gây ra và nâng cao trải nghiệm khách hàng
Tiếp tục nhìn về tương lai của ngân hàng, kỹ thuật số sẽ không còn là yếu tố mang lại sự cạnh tranh cho họ mà sẽ là điều bắt buộc đối với ngân hàng nào muốn tồn tại. Hơn thế nữa, các ngân hàng có thể bắt đầu khám phá các quy trình kinh doanh hiệu quả hơn từ việc ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo AI, RPA (Robotic Process Automation), Learning machine,... có thể mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Tương lai của ngân hàng là kỹ thuật số

Ngoài tính bảo mật cao, hiệu quả về chi phí thì giá trị thực mà kỹ thuật số mang lại cho khách hàng là động lực mạnh mẽ cho ngân hàng. Theo Ian Bradbury, giám đốc công nghệ cho các dịch vụ tài chính tại Fujitsu cho biết: “Người dân ngày càng thích sự đơn giản trong việc quản lý tất cả tài chính của họ ở một nơi, thiết lập thanh toán tự động hoặc gửi tiền, mọi lúc mọi nơi mà không cần phải xếp hàng vào ngân hàng”.
Các ngân hàng truyền thống hoàn toàn có thể cạnh tranh với các công ty Fintech nếu họ cố gắng chăm sóc và cung cấp dịch vụ khách hàng tốt hơn. Bởi vì với nền tảng và uy tín về sản phẩm và dịch vụ mà họ đã cung cấp cho khách hàng trước đây, thì ngân hàng có lợi thế hơn rất nhiều các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Ngân hàng đa kênh là gì?

Ngân hàng đa kênh là ngân hàng cho phép khách hàng truy cập dịch vụ ngân hàng theo thời gian thực thông qua bất kỳ kênh nào, có thể là chi nhánh ngân hàng, ATM, trung tâm cuộc gọi hoặc trực tuyến. Khi đó, nó cho phép khách hàng tự do lựa chọn kênh để truy cập tài chính của họ ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và thông qua bất kỳ phương tiện nào.
Ngân hàng đa kênh là ngân hàng cho phép khách hàng truy cập dịch vụ ngân hàng theo nhiều kênh khác nhau
Ngân hàng đa kênh có thể mang lại cho khách hàng một trải nghiệm toàn diện, có thể gắn kết khách hàng ở mọi giai đoạn. Ví dụ như bạn gọi điện đến ngân hàng để hỏi về khoản thế chấp của mình và khi bạn đến ngân hàng bạn nói rằng đã nói chuyện với nhân viên về vấn đề này qua điện thoại. Khi đó, ngân hàng không thể nói với khách hàng của mình “Bạn phải quay lại trung tâm cuộc gọi, vì chúng tôi không biết bạn đã nói gì”. Đây cũng là tiền đề hình thành ngân hàng mở.

Ngân hàng mở là gì?

Ngân hàng mở có nghĩa là sử dụng dữ liệu mở để hướng tới sự minh bạch hơn và dễ dàng hơn cho khách hàng khi họ sử dụng các dịch vụ tài chính khác nhau. Ngân hàng mở có nghĩa là khách hàng sẽ có thể truy cập tất cả các dịch vụ của ngân hàng chỉ tại một địa điểm. Tại đó, họ có thể tìm kiếm một khoản vay, thế chấp hoặc để thanh toán hóa đơn của mình.
Ý tưởng mang tính cách mạng này được gọi là Second Payment Services Directive (PSD2) hay còn được gọi là Chỉ thị dịch vụ thanh toán 2. PSD2 yêu cầu các ngân hàng mở quyền truy cập vào dữ liệu và thông tin của khách hàng, nếu được ủy quyền. Với mục tiêu mong muốn mang lại cho khách hàng là dễ dàng hơn khi nói đến dịch vụ tài khoản và thanh toán. Ví dụ như khi khách hàng muốn mua bất cứ thứ gì thông qua online, theo PSD2 người tiêu dùng sẽ được chuyển hướng đến Paypal để thanh toán chúng mà không phải thoát ra khỏi ứng dụng.
Chỉ thị dịch vụ thanh toán 2 (PSD2) tiền đề hình thành ngân hàng mở

Ngân hàng mở làm gì cho khách hàng?

Nếu ngân hàng thực hiện đúng theo lý thuyết ban đầu, điều này sẽ giúp các ngân hàng trở về đúng với vai trò là nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Khi đó, các ngân hàng sẽ cung cấp nền tảng của mình để thực hiện các dịch vụ tài chính và cá nhân hóa chúng cho khách hàng.
Lấy ví dụ về việc mua một ngôi nhà. Thế chấp là một sản phẩm dịch vụ mà công ty tài chính cung cấp cho bạn. Thì ngân hàng mở sẽ cho phép các tổ chức tài chính không chỉ bán cho khách hàng một khoản thế chấp mà còn có thể mua ngôi nhà với mức giá cạnh tranh nhất, cũng như cung cấp những hiểu biết về vấn đề liên quan đến ngôi nhà.

Trở thành một ngân hàng kỹ thuật số: Bank Leumi và Pepper

Ngân hàng Leumi, ngân hàng lâu đời nhất của Israel, đã bị thuyết phục rằng tương lai của ngân hàng có nghĩa là phục vụ khách hàng tốt hơn. Vì thế, họ sẵn sàng dành nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra Mobile Banking đầu tiên.
Họ quyết định không chỉ đơn giản là số hóa các hoạt động hiện tại của Bank Leumi, mà là thay thế tất cả các hệ thống CNTT cốt lõi của ngân hàng và xây dựng sản phẩm của riêng họ trên nền tảng công nghệ mới. Kết quả là Pepper - Mobile Banking đầu tiên của Israel ra đời. Điều quan trọng, Pepper là một sản phẩm được tạo nên dựa trên kỹ thuật số mới, do đó nó hoàn toàn tạo được niềm tin và uy tín dành cho khách hàng của họ.
Pepper - Mobile banking đầu tiên của Israel

Các ngân hàng truyền thống có thể học được gì từ fintechs?

Trong những năm gần đây, những công ty Fintech tạo được ưa thích đối với công chúng được thể hiện qua hàng loạt vụ gọi vốn “khủng” thành công hay sự tăng trưởng cơ sở khách hàng của mình. Vì thế các ngân hàng bắt đầu lo ngại rằng họ sẽ bị diệt vong nếu không đổi mới và sáng tạo.
Và các ngân hàng có thể học hỏi từ fintech để có thể xây dựng chiến lược và phát triển sản phẩm dịch vụ của mình và mang lại cho khách hàng sản phẩm tốt hơn. Nhưng nếu các ngân hàng chỉ chạy theo công ty fintech, chạy theo xu hướng mới nhằm lấp lỗ hổng trong hoạt động của mình bằng cách tung ra "một dự án mới" bởi một cán bộ ngân hàng nào đó đang muốn cạnh tranh thu hút sự chú ý của lãnh đạo cấp cao đang phải thụ lý hàng ngàn dự án tương tự thì việc "đổi mới" này sẽ không mang lại hiệu quả kỳ vọng như so với các fintech vốn coi việc tung ra các dịch vụ này như là vấn đề mang tính sống còn.
Vậy tương lai của ngân hàng là gì? Nó chắc chắn là kỹ thuật số bởi kết quả nó mang lại cho ngân hàng hiệu quả hơn trong việc kinh doanh của mình khi tăng minh bạch và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ tài chính nào muốn phát triển trong tương lai thì nên bắt đầu chuẩn bị từ bây giờ.

Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng Fintech trên thế giới.
Email: info@innotech-vn.com

Comments

Popular posts from this blog

All the features of Digital Banking you must have

THE MOST POPULAR DIGITAL BANKING PLATFORMS IN 2020

Fraud Detection - Yếu tố cần với các ngân hàng số châu Á