4 công ty Fintech Startup Việt Nam nổi bật trong năm 2020

 Việt Nam được xem là nơi phát triển các công ty khởi nghiệp Fintech bao gồm một loạt các dịch vụ về digital payments, alternative finance, wealth management và blockchain. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, các công ty khởi nghiệp Fintech cũng phát triển vượt bậc, được nhiều người, nhiều doanh nghiệp tìm đến sản phẩm của công nghệ Fintech. Để đạt được thành tích này, Fintech Việt Nam cũng đã trải qua không ít khó khăn, thách thức, sự cạnh tranh từ các nước trên thế giới. Vậy thì, các công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam đã phát triển như thế nào?

Cơ hội, thách thức trong sự phát triển của công nghệ Fintech

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ ngày nay đã ảnh hưởng đến lĩnh vực ngân hàng qua việc xuất hiện hàng loạt các dịch vụ ngân hàng đổi mới, sáng tạo, sự ra đời của các kênh phân phối dịch vụ ngân hàng, dựa trên nền tảng của công nghệ tài chính Fintech. Điều này đã mang lại cho các công ty khởi nghiệp Fintech nhiều cơ hội cũng như thách thức để phát triển.

Cơ hội phát triển đối với các công ty khởi nghiệp

Công nghệ tài chính Fintech bắt nguồn cho một làn sóng khởi nghiệp trong ngành Tài chính – ngân hàng và để công nghệ tài chính Fintech phát triển được như ngày nay, đã có rất nhiều công ty khởi nghiệp đầu tư vào nó vì nhận thấy nhiều lợi ích đáng kể mà Fintech mang lại như phát triển kênh sản phẩm, đưa sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn, cắt giảm chi phí đầu tư, chi phí rủi ro cho tổ chức.

Thách thức

Sự nỗ lực hết mình để tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng là điều không dễ dàng. Phần lớn, nguồn nhân lực cũng là một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Fintech. Có nhiều nhân viên có kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng họ lại không có kỹ năng IT hay ngôn ngữ lập trình của họ không thành thạo. Và đây cũng là khó khăn cho sự phát triển của các công ty khởi nghiệp Fintech. 

4 công ty khởi nghiệp Fintech Việt Nam nổi bật trong năm 2020

Nhờ sự tiên tiến, phát triển không ngừng của công nghệ tài chính Fintech mà nhiều công ty khởi nghiệp Fintech tại Việt Nam cũng nhờ đó mà đi lên. Sau đây, hãy cùng Fintech điểm qua top 4 công ty khởi nghiệp Fintech đáng chú ý tại Việt Nam:

1. eMonkey:

eMonkey là ví điện tử đa chức năng, được phát triển bởi M-Pay, có trụ sở tại Hà Nội, nhằm mục đích cung cấp cho người dùng phương thức thanh toán thông minh không dùng tiền mặt, sử dụng dễ dàng và an toàn mọi lúc, mọi nơi trên điện thoại di động.

Thông qua ứng dụng eMonkey này, người dùng có thể kiểm tra số dư tài khoản, lịch sử giao dịch và có thể thực hiện thanh toán cho các dịch vụ khác nhau. Họ cũng có thể được miễn phí phí chuyển tiền cho những người dùng eMonkey khác và có thể được giảm giá khi mua digital goods thông qua platform.

Vào tháng 12 năm 2019, Ant Financial đã mua lại phần lớn cổ phần của eMonkey, gia nhập thẳng thị trường Fintech Việt Nam. eMonkey đã nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 2016. Vào tháng 11 năm 2019, Lazada Vietnam đã thêm eMonkey vào platform của mình.

2. Kilimo Finance:

Kilim Finance là công ty khởi nghiệp Fintech đầu tiên của Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp, được thành lập vào đầu năm 2019. Nhiệm vụ của công ty khởi nghiệp này là trở thành nền tảng toàn cầu nổi tiếng để hỗ trợ các công ty tài chính với các giải pháp digital agri-finance cho người nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp.

Kilimo Finance đã phát triển một nền tảng vững chắc nhằm giúp cho nông dân tiếp cận với các khoản vay ngân hàng đơn giản và nhanh chóng để phục vụ cho việc mua vật tư nông nghiệp của họ. Đối với mô hình kinh doanh B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp), Kilimo Finance đã phát triển các dịch vụ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp trên nền tảng digital kết hợp với ứng dụng Kilimo.

Kilimo là một trong những công ty khởi nghiệp thành công nhất tại Fintech Challenge Vietnam 2019 và được công nhận là công ty khởi nghiệp Fintech trong giai đoạn đầu tốt nhất. 

3. Interloan:

Interloan là một platform cho vay ngang hàng (P2P), ứng dụng này dùng để trả lương cho các nhân viên tại Việt Nam. Platform này kết nối các nhà đầu tư và người vay (những nhân viên được trả lương), những người có thể sử dụng khoản vay lên tới 70 triệu đồng trong thời gian 6 tháng. 

Tính đến tháng 12 năm 2019, Interloan đã hợp tác với ba ngân hàng thương mại và 10 doanh nghiệp.

Công ty khởi nghiệp này đã nhận được khoản đầu tư là 500.000 USD từ Phoenix Holdings vào năm ngoái, qua đó, họ cũng sẽ sử dụng platform này để cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ của họ, hợp tác với các ngân hàng mới và đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh doanh. 

4. Utop:

Utop là một công ty khởi nghiệp đã phát triển một platform trao đổi quà tặng trung gian, được thành lập vào năm 2018. Được xây dựng trên nền tảng blockchain, Utop cho phép người dùng tích lũy và đổi điểm đối với khách hàng thân thiết tại khu vực của nhà bán lẻ trong cùng mạng lưới, bao gồm các thương hiệu và các công ty như CGV, Phúc Long và Gogi House. Platform này giúp cải thiện các chương trình giảm giá và thưởng, đồng thời, nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Vào tháng 4 năm 2019, Utop đã nhận được khoản đầu tư 3 triệu USD từ công ty công nghệ FPT của Việt Nam và công ty dịch vụ tài chính SBI Holdings của Nhật Bản.

Tóm lại, top 4 công ty khởi nghiệp Fintech nêu trên là những công ty hàng đầu tại Việt Nam được đánh giá là phát triển trong lĩnh vực công nghệ tài chính theo báo cáo của Fintechnews.sg.


Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ liên trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng fintech trên thế giới.

Email: info@innotech-vn.com

Comments

Popular posts from this blog

High-quality Digital banking solution provider in Vietnam

Open-banking là gì? Những điều bạn cần biết về Open-banking

All the features of Digital Banking you must have