Top 5 công ty phát triển lĩnh vực P2P lending tại Việt Nam

 Với sự phát triển vượt bậc của công nghiệp 4.0 trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P Lending). 

Cho vay ngang hàng (P2P lending) là mô hình kinh doanh mới, một loại dịch vụ sáng tạo, được thiết kế và xây dựng trên nền tảng ứng dụng công nghệ để kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính như tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Bên cạnh các hình thức hỗ trợ tài chính truyền thống từ các ngân hàng hay của các tổ chức tài chính dành cho cá nhân và doanh nghiệp, thì với hình thức cho vay ngang hàng, nó được hình thành và hoạt động khá hiệu quả trên thế giới. Vậy, lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P lending) mang những vấn đề gì đối với sự phát triển của xã hội ngày nay?

Một số vấn đề của lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P lending) đối với sự phát triển tại Việt Nam

  • Thực trạng cho vay ngang hàng tại Việt Nam

Nhiều năm qua tại Việt Nam, với sự ra đời của nhiều Công ty Công nghệ Tài chính (Fintech), mô hình cho vay ngang hàng cũng đã xuất hiện với hơn 40 công ty đang hoạt động tại  thị trường Việt Nam, có tới 10 công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc và một số công ty từ Indonesia, Singapore.

  •  Lợi ích của cho vay ngang hàng

Bên cạnh những lợi ích từ việc cho vay ngang hàng, thực tế thời gian qua tại Việt Nam, đang có nhiều hạn chế liên quan đến hoạt động cho vay ngang hàng như: việc quảng cáo không minh bạch về mức lợi nhuận, không cung cấp hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác về các rủi ro mà các bên tham gia có thể gặp phải; đưa ra mức lãi suất cao phi thực tế để lôi kéo người cho vay tham gia...

Mô hình cho vay ngang hàng giúp cho người dân tiếp cận vốn một cách dễ dàng, nhất là những người không đủ tiêu chuẩn vay vốn ngân hàng, không có tài sản bảo đảm thế chấp. Nhờ thủ tục đơn giản, chỉ cần điền vào một mẫu đơn xin vay trực tuyến có sẵn, một số giấy tờ liên quan, chờ xác nhận và phê duyệt khoản vay nhanh chóng.

  • Rủi ro tiềm ẩn

Bên cạnh những lợi ích hấp dẫn, cho vay ngang hàng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể tránh khỏi. Vấn đề ở đây là khi người đi vay không trả được nợ, thì những người liên quan tới người đi vay cũng dễ bị quấy nhiễu, làm phiền để đòi nợ. Đó là chưa kể những rủi ro khi thông tin cá nhân các bên tham gia không được bảo đảm.

Ở một số quốc gia, lợi dụng việc cho vay ngang hàng để gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế và xã hội như lừa đảo, chiếm dụng vốn; huy động vốn để cho vay tràn lan, làm phát sinh nợ xấu, mất khả năng thanh toán và thực hiện chức năng thanh toán trung gian bất hợp pháp nhằm chiếm dụng vốn, lừa đảo... Đối với người vay, do không trả được nợ, để lại những hậu quả kéo dài, hết sức nặng nề...

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế ngày nay, các doanh nghiệp càng ngày càng tăng nhu cầu vay vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, điều này đã thúc đẩy các công ty phát triển lĩnh vực cho vay ngang hàng phát triển, tạo được uy tín và  có nhiều ưu đãi hơn nữa. Để tìm hiểu về các công ty phát triển lĩnh vực cho vay ngang hàng, hãy cùng Fintech Việt Nam nhìn qua 5 công ty Fintech phát triển lĩnh vực P2P lending tại Việt Nam:

Top 5 công ty phát triển lĩnh vực P2P lending tại Việt Nam

1. Validus

Được được thành lập năm 2015, Validus được sở hữu bởi Công ty TNHH Vgrowth. Validus là một lĩnh vực kết nối cho vay ngang hàng tín chấp trực tuyến giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và nhà đầu tư hàng đầu của Singapore, giải quyết khoảng cách tài chính mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt, bằng cách sử dụng phân tích dữ liệu học và trí tuệ nhân tạo (AI) để cấp vốn cho các doanh nghiệp đang phát triển. Tại Singapore, Validus Capital được cấp phép bởi cơ quan tiền tệ Singapore.

Đội ngũ lãnh đạo tại Việt Nam đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm về Ngân hàng tại Việt Nam như Amrit Kapoor, Swaroop Shah, Ray Yang, Dustin Trần, .... 

Các đối tác chiến lược và nhà đầu tư vào Validus đều là những tổ chức lớn và có uy tín trên thị trường, bao gồm Visa, Vinacapital, Salesforce, VCCI, ....

Ngoài ra, Validus còn đoạt được các giải thưởng có giá trị như Global Banking & Finance awards 2020, SME100 awards 2019, ASEAN Rice bowl startup awards,....

2. Lendbiz

Lendbiz là một công ty khởi nghiệp cho vay ngang hàng, mảng dịch vụ cốt lõi là gọi vốn cộng đồng cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp thông qua nền tảng công nghệ, được thành lập 10/10/2017. 

Lendbiz có đội ngũ lãnh đạo đầy dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất, thương mại và kinh doanh tài chính, công nghệ. Những kinh nghiệm này giúp Lendbiz có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn và đánh giá các doanh nghiệp, Hộ kinh doanh, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, phát triển các ứng dụng về công nghệ thông tin cũng như kết nối với cộng đồng các Nhà đầu tư.

Đối tác của lendbiz là các tổ chức tài chính lớn tham gia cung cấp các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, truyền thông cho các dịch vụ của Lendbiz. Cụ thể như ngân hàng VIB, ngân hàng PGBank, bảo hiểm Bảo Việt, website tài chính cá nhân www.tiencuatoi.vn.

Có hàng trăm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chủ hộ kinh doanh tại Hà Nội đang được phê duyệt vay vốn trên nền tảng Lendbiz. Bạn có thể biết có một số nhãn hiệu nổi tiếng như Eva Moda, Hải Ngân, Cafe Culi…. Hiện tại Lendbiz đã sở hữu cộng đồng nhà đầu tư khoảng trên 4000 ngàn đầu tư. 

3. VNVon

Được thành lập vào 17/05/2018, VNVon là sàn giao dịch trong lĩnh vực đầu tư ngang hàng (P2P Lending) giúp kết nối giữa các doanh nghiệp, hộ kinh doanh với cộng đồng các hà đầu tư. Với đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và công nghệ, Vnvon có nhiều lợi thế trong việc lựa chọn và đánh giá danh mục đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, áp dụng công nghệ số vào việc kết nối với nhà đầu tư.

Với hơn 300 doanh nghiệp huy động vốn thành công qua VNVON, hơn 350 tỷ VND đã được huy động thành công và không có tỷ lệ nợ xấu.

Khi huy động vốn tại VnVon, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích như không yêu cầu tài sản thế chấp, số tiền huy động từ 100 triệu đến 01 tỷ đồng, bổ sung vốn theo nhu cầu tiến trình thời gian, kỳ hạn đầu tư ngắn từ 10 đến 90 ngày, thủ tục cho vay nhanh chóng.

Và ngược lại, khi đầu tư vốn vào VnVon, các nhà đầu tư sẽ nhận được những lợi ích đáng kể như lợi suất đầu tư cao từ 15 – 20%, áp dụng bảo hiểm chủ doanh nghiệp để đảm bảo sự an toàn cho khoản đầu tư, không cần nhiều vốn: chỉ từ 10 triệu đồng, bạn đã có thể tiến hành đầu tư, kỳ hạn đầu tư ngắn từ dưới 1 tháng -12 tháng, chủ động phân tán rủi ro từ việc lựa chọn danh mục đầu tư, chuyên gia tài chính của Vnvon sẽ luôn đồng hành và đầu tư cùng bạn.

4. Eloan

Được thành lập vào năm 2017, ELoan là công ty về công nghệ tài chính với mục tiêu: kết nối người cần gọi vốn với những bên có vốn đầu tư. Không chỉ tăng lợi nhuận, thu nhập cho bên đầu tư chúng tôi cũng giúp cho bên cần gọi vốn tiếp cận với nguồn tài chính dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Hai nhà sáng lập của eLoan là ông Võ Việt Trung và Tom Tran, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tiêu dùng và tài chính ngân hàng, tái cấu trúc tài chính, định giá đầu tư, quản trị rủi ro và thương mại điện tử. 

Phần lớn, đối tác của Eloan là những doanh nghiệp uy tín như Nam Á bank, nền tảng vay ngang hàng  Investree; Vemanti group, Công ty TNHH Backathome; Công Ty Cổ Phần Nafoods Group; Công ty TNHH TDK machining Viet Nam.

5. Vay mượn:

Được thành lập vào năm 2017, Vay Mượn không phải ngân hàng, không phải công ty tài chính. Vay mượn ứng dụng mô hình P2P lending, sử dụng công nghệ để kết nối nhu cầu của người vay và nhà đầu tư bằng cách cung cấp cho người vay mức giá tốt nhất, nhà đầu tư lợi nhuận cao nhất.

CEO của Vay mượn là Đào Thị Trang – là nhân viên Marketing, có kinh nghiệm qua nhiều vị trí tại NextTech & được tín nhiệm đưa lên làm CEO & Co-founder cổ đông của 2 công ty con trực thuộc trong đó có VayMuon.vn. Trang Đào đi lên từ một nhân viên Marketing 6 năm trước, trải qua các vị trí từ Trưởng phòng Marketing, trưởng dự án của thanh toán online, rồi CMO của Vimo và đến giờ là CEO của Vay Mượn.

Chủ tịch hội đồng thành viên Nguyễn Hòa Bình (shark Bình), ông chủ của tập đoàn NextTech gồm 20 công ty thành viên hoạt động trên 7 quốc gia. Ông là đại diện pháp luật của công ty.

Đối tác chiến lược của Vay mượn là Ngân hàng Vietinbank, ví điện tử VIMO.

Đối với người vay, Vay Mượn mang lại người vay những lợi ích như thủ tục đơn giản, cho vay trong 30 phút, lãi suất thấp, cho vay linh hoạt. 

Khi trở thành nhà đầu tư của Vay Mượn, các nhà đầu tư nhận được nhiều lợi ích như đầu tư linh động, ít rủi ro, nhận gốc và lãi suất đúng hạn.

Tóm lại, đây là top 5 công ty Fintech phát triển lĩnh vực P2P lending tại Việt Nam mà Fintech Việt Nam đã liệt kê. Hy vọng, bài viết này có thể mang đến nhiều thông tin hữu ích cho mọi người.


Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ liên trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng fintech trên thế giới.

Email: info@innotech-vn.com

Comments

Popular posts from this blog

High-quality Digital banking solution provider in Vietnam

Open-banking là gì? Những điều bạn cần biết về Open-banking

All the features of Digital Banking you must have