Top 5 Frameworks để phát triển ứng dụng di động phổ biến

 Ngày nay, điện thoại thông minh đã dần trở thành nhu cầu thiết yếu cho toàn thế giới và mỗi cá nhân chỉ dành thời gian cho việc khám phá điều mới mẻ từ các ứng dụng di động. Để đáp ứng nhu cầu này, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực tạo ra những ứng dụng di động của riêng họ để thu hút khách hàng và đi trước các đối thủ. Để tạo ra được một ứng dụng tiên tiến, có thể vượt xa các đối thủ, các doanh nghiệp đã tìm đến Framework. Framework mang đến rất nhiều ưu điểm có lợi, là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc tạo ra ứng dụng di động. Vậy, Framework đóng vai trò gì trong sự phát triển của các công ty phát triển ứng dụng?

Vai trò của Framework trong việc phát triển ứng dụng di động

  • Framework có sẵn các tính năng chung

Framework cung cấp cho lập trình viên những chức năng cơ bản nhất, các tính năng có sẵn, qua đó có thể hỗ trợ các lập trình viên trong quá trình xây dựng và phát triển ứng dụng di động của mình. Cũng như khi tạo ra một ứng dụng di động thì đều cần phải có phần đăng ký, đăng nhập, quản lý dữ liệu người dùng,…. Và Framework chứa sẵn các tính năng này và lập trình viên chỉ cần đưa Framework vào để khi xây dựng ứng dụng.

Bên cạnh đó, Framework còn giúp cho các ứng dụng được vận hành, bảo trì, khắc phục sự cố một cách dễ dàng.

  • Tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức

Có thể thấy, Framework là công cụ xây dựng ứng dụng tuyệt vời của lập trình viên. Có framework, các lập trình viên không cần phải đau đầu thiết kế, điều này giúp họ có thể tiết kiệm thời gian. Vì vậy, các lập trình viên chỉ cần tìm hiểu và sáng tạo trên những framework để tạo ra sản phẩm theo mong muốn của mình.

Để hướng đến mục tiêu phát triển ứng dụng ngày càng vượt trội, tìm kiếm những Framework đang là vấn đề của các doanh nghiệp. Sau đây, hãy cùng Fintech điểm qua top 5 Frameworks tốt nhất để phát triển ứng dụng di động:

Top 5 Frameworks tốt nhất để phát triển ứng dụng di động phổ biến

1. Ionic:

Ionic Framework là công cụ phát triển phần mềm (SDK) miễn phí và là công cụ nguồn mở để phát triển Hybrid Applications. Ionic Framework được phát triển dựa trên Angular.js và Apache Cordova, nó cung cấp các công cụ và dịch vụ tiên tiến cho các nhà phát triển để phát triển ứng dụng bằng nhiều ngôn ngữ web khác nhau như HTML5, CSS và Sass.

Ưu điểm của việc sử dụng Ionic framework là dễ dàng áp dụng, phát triển ứng dụng đa nền tảng, cập nhật giao diện người dùng, được xây dựng trên AngularJS, ... .

2. PhoneGap:

Phonegap là mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí của Nitobi, giúp cho việc phát triển ứng dụng dễ dàng hơn đối với mọi hệ điều hành. Tuy được tạo ra bởi Nitobi nhưng Phonegap là sự đóng góp của rất nhiều người trong những tổ chức lớn như IBM, RIM và Microsoft. Tại một sự kiện iPhoneDevCamp ở San Francisco,  PhoneGap tiếp tục giành chiến thắng giải thưởng Choice Award tại O’Reilly Media 2009 ở hội nghị Web 2.0 tháng 4 năm 2009 ( 4 sản phẩm khác cũng dành chiến thắng bao gồm: 80 legs, zealLog, Bantam Network, Dubmenow), điều này mở ra hướng đi mới cho các nhà phát triển ứng dụng web. Kể từ đó có hơn 600.000 lượt tải về và hàng ngàn ứng dụng được phát triển dựa trên Phonegap.

Một số nền tảng ứng dụng di động được sử dụng bởi Framework PhoneGap như Worklight, Convertigo và appMobi.

3. Xamrin:

Xamrin là 1 lập trình ứng dụng di động cross-platform. Xamarin cho phép bạn xây dựng các Native Application cho Android, iOS và Windows bằng một cơ sở mã duy nhất. Xamarin cho phép bạn xây dựng các Native Application cho nhiều nền tảng trên một cơ sở mã C# được chia sẻ. Xamrin cho phép sử dụng cùng IDE, ngôn ngữ và API ở mọi nơi. Xamarin cùng với phần mềm (SDK) cung cấp các test clouds và test education sources để bạn có thể học hỏi. Gần đây, Xamarin được Microsoft mua lại. Xamarin là một lựa chọn thích hợp cho các nhà phát triển muốn lập trình ứng dụng của họ bằng cách sử dụng C# làm cơ sở.

Một số ví dụ nổi tiếng về các ứng dụng được tạo bằng Xamarin là Pinterest, Slack, Cognizent, Bosch, v.v.

4. React Native:

React Native là một framework cho phép các lập trình viên thiết kế các ứng dụng di động đa nền tảng với sự trợ giúp của javascript. Với React – Native, lập trình viên có thể sử dụng một bộ mã duy nhất cho cả hệ điều hành iOS và Android.

Nếu bạn nhìn vào các sản phẩm ứng dụng được xây dựng bằng React-Native, bạn có thể nhìn thấy được tiềm năng của nó, ví dụ như là là Facebook, Instagram, Airbnb, Ứng dụng Flipkart... .

Đây là một trong những framework nổi tiếng nhất mà các nhà phát triển ứng dụng, phần mềm tìm đến.

5. NativeScript:

NativeScript là một framework JavaScript dùng cho các ứng dụng trên điện thoại di động với khả năng sử dụng lại code. Nhưng có lẽ bạn chỉ có thể sử dụng một trong ba ngôn ngữ đối với NativeScript như là JavaScript, TypeScript hoặc Angular.

Để thiết kế giao diện, bạn sẽ sử dụng một ngôn ngữ giống HTML và CSS để tạo ra các thành phần khác nhau, tùy chỉnh giao diện và “diện mạo” của các thành phần đó.

Tóm lại, trên đây là top 5 Frameworks phát triển ứng dụng di động tuyệt vời nhất mà Fintech Việt Nam đã trình bày. Hy vọng, bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho mọi người.


Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ liên trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng fintech trên thế giới.

Comments

Popular posts from this blog

High-quality Digital banking solution provider in Vietnam

Open-banking là gì? Những điều bạn cần biết về Open-banking

All the features of Digital Banking you must have