Xu hướng digital technology trong ngân hàng: 2020-2025

 Ngày nay, khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu về lĩnh vực công nghệ và lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhu cầu này của họ cũng nằm trong xu hướng digital technology giai đoạn 2020-2025.

Theo như chúng tôi thấy, nhu cầu của khách hàng thường là muốn tiếp cận tất cả các dịch vụ ngân hàng bằng một kênh mà họ chọn. Họ muốn có thêm thông tin về các vấn đề tài chính được cá nhân hóa mặc dù đó là thông tin chi tiết về dòng tiền và hiệu suất, hay thông tin chi tiết bổ sung về các dịch vụ ngân hàng.

Xem thêm: "Digital Banking: 10 tính năng bạn cần biết"

Những kỳ vọng của khách hàng sẽ thúc đẩy xu hướng digital technology trong năm nay khi các nhà cung cấp áp dụng những tiến bộ mới để giải quyết các trở ngại của khách hàng và trở ngại của bản thân họ. Dưới đây là ba xu hướng digital technology trong ngân hàng mà chúng tôi nghĩ rằng chúng sẽ được chú trọng trong tương lai.

Nếu các giám đốc ngân hàng muốn tận dụng các cơ hội mà họ có, họ cần phải chú ý đến cả ba xu hướng này.

Digital technology thúc đẩy ba xu hướng chính trong ngành ngân hàng: Chuyển đổi kỹ thuật số, chuyên môn hoá thương hiệu, quan hệ đối tác.

Xu hướng thứ 1: Chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi kỹ thuật số là lĩnh vực rộng lớn. Nó bao gồm một chuỗi dài liên quan đến ripple effects như là digital marketing, thanh toán và phân tích. Xu hướng này sẽ thay đổi mô hình kinh doanh và mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng của họ. Bà Linda Duncombe, phó chủ tịch điều hành của ngân hàng City National cho biết: "Có rất nhiều công ty đang tìm cách để cung cấp các dịch vụ tài chính, họ sẽ phát triển và tung ra các dịch vụ kỹ thuật số". Bà Linda Duncombe còn nói thêm: "Chúng ta phải nghĩ xa hơn và hành động nhanh hơn những suy nghĩ đó". 

Ví dụ như Google Duplex đã chứng minh được khả năng bắt chước giọng nói của con người và sự tương tác của xã hội bằng phần mềm điều khiển bằng AI khi đặt thiết bị này tại nhà hàng. Vào tháng 5 năm 2019, Google đã công bố kế hoạch phát triển Duplex để tự động hoàn thành các biểu mẫu trên Internet. Công nghệ này cũng có thể tự động thông báo cho khách hàng nếu phát hiện ra những thay đổi bất thường trong tài khoản ngân hàng hoặc có thể cập nhật những nhu cầu về dịch vụ tài chính. 

Xem thêm: "Những Ứng Dụng Hàng Đầu của Công Nghệ AI Trong Ngân Hàng"

Capgemini là nhà tư vấn công nghệ toàn cầu đã đưa ra báo cáo rằng, có gần 25% khách hàng là ngân hàng bán lẻ thích nhận dạng giọng nói hơn là cá nhân hóa ngân hàng, đây là một con số có thể sẽ tăng trong ba năm. Erica là digital assistant của ngân hàng Mỹ đã được hơn bảy triệu khách hàng sử dụng và đã xử lý được 50 triệu tương tác trong năm đầu tiên. Thêm vào đó, báo cáo còn cho thấy rằng, có nhiều ngân hàng cỡ vừa và những nhà tín dụng đang có kế hoạch đầu tư vào công nghệ chatbot này.

Xem thêm: "Bằng cách nào chatbot mang lại lợi ích cho những công ty Fintech?"

Xu hướng thứ 2: Chuyên môn hóa thương hiệu

Chuyên môn hóa thương hiệu thể hiện sự phát triển của một hoặc nhiều loại chuyên môn, hoặc thể hiện những đặc điểm để tạo ra sự khác biệt, thu hút hoặc giữ chân khách hàng để tạo thêm doanh thu. Vấn đề trọng tâm của xu hướng này đó là chiến lược. Xu hướng này tác động đến việc thay đổi nhân khẩu học và nhiều yếu tố khác giúp cho các ngân hàng xác định được những mong muốn trong 5 năm tới. Họ sẽ nổi bật như thế nào và họ sẽ làm gì để tạo ra cơ sở khách hàng?

Theo Chris Meyers, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của CVB Financial Corporation cho biết, "Có những phản hồi được đoán là sẽ tập trung vào con người, dịch vụ và sự cống hiến của cộng đồng". Anh ta còn nói thêm: “Tôi nghĩ là sự cạnh tranh trên thị trường tiêu dùng bán lẻ sẽ dừng lại trừ khi bạn ở một vùng nông thôn nhỏ”.

Điều này dừng lại bởi 2 nguyên do. Thứ nhất, bạn gần như không thể cạnh tranh với các thương hiệu của ngân hàng quốc gia và khu vực lớn, đặc biệt là ở các khu đô thị lớn. Hồi năm 2008, Citizens Financial đã thu hút 3 tỷ đô la tiền gửi với sự ra mắt của Citizens Access online. Trong khi số liệu của Chase đã cho thấy được, tiền gửi tăng theo hàng năm là 9.4% kể từ hồi năm 2004, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình năm là 4,6%.

Những tác động này vươn tới các thị trường lớn nhờ có nhiều ngân sách cho quảng cáo (tính theo triệu USD). Chủ tịch ngân hàng ở Missouri đã giải thích lý do đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình không phải là một ngân hàng địa phương khác mà là ngân hàng CapitalOne, rằng “Khách hàng của chúng tôi nhìn thấy quảng cáo trên tivi của họ và họ đều hy vọng rằng có thể mở tài khoản sau năm phút”.

Thứ hai, thương hiệu của các ngân hàng trong cộng đồng cần phải nổi bật hơn nếu muốn cạnh tranh với các ngân hàng địa phương khác. Làm cho thương hiệu nổi bật có nghĩa là phát triển thương hiệu theo một hoặc nhiều hướng hoặc nhiều lĩnh vực. Ví dụ, ngân hàng ở phía đông Bắc là Rockland Trust, ngân hàng này đã được Forbes liệt kê trong danh sách “Các ngân hàng tốt nhất thế giới năm 2019”, Rockland Trust đã phát triển chương trình cho vay của hiệp hội chủ sở hữu căn hộ chung cư. Ngân hàng Quốc gia Sterling ở New York đã phát triển các chuyên ngành về tài chính, luật ngân hàng và các dịch vụ phi lợi nhuận. Ngân hàng Cambridge Savings đã phát triển chương trình xây dựng nhà dân dụng chuyên biệt để hỗ trợ họ trong lĩnh vực cho vay trong xây dựng và thương mại bất động sản. 

Ngân hàng Stearns là một ngân hàng cộng đồng ở St. Cloud, Minnesota đã thành công tung ra các chương trình quốc gia, ví dụ như cho thuê thiết bị bán vé nhỏ. Theo Giám đốc điều hành Kelly Skalicky, ngân hàng đã cung cấp các khoản vay cho thiết bị mua vé nhỏ, từ 20.000 đến 48.000 đô la, tổng cộng khoản 12.000 đến 13.000 mỗi năm, bằng hình thức điện tử trên toàn quốc.

Xu hướng 3: Quan hệ đối tác.

Để duy trì sự cạnh tranh với các ngân hàng địa phương khác, các ngân hàng truyền thống cần phải suy nghĩ và hành động giống như các công ty công nghệ, phải xác định được trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng này nếu muốn cạnh tranh thì cần phải đối mặt với ba thách thức:

  • Chi phí: Chi phí thiết kế và chi phí xây dựng sản phẩm mới.
  • Nhân tài: Thu hút nguồn nhân tài về thiết kế và phát triển họ, điều này cần thiết cho việc xây dựng ứng dụng và các khả năng digital khác.
  • Tốc độ: Tốc độ của nhóm thiết kế và phát triển sản phẩm trong nội bộ và tốc độ mà các nhà cung cấp hệ thống cốt lõi của các sản phẩm đó phải nhanh chóng.

Và mối quan hệ hợp tác với Fintech, có thể giải quyết cả ba thách thức này. Fintech tập trung nhanh hơn và chặt chẽ hơn so với các ngân hàng trong việc đổi mới sản phẩm mới. Thông qua các hình thức hợp tác này mà các ngân hàng có thể tập trung vào việc thu hút, tạo ra cơ sở khách hàng và cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc từ các nhóm đối tác này. Sản phẩm này có thể lắp vào thông qua platform hoặc thoát ra khi cần thiết, cung cấp cho khách hàng khả năng tiếp cận nhanh hơn với nhiều loại sản phẩm hơn những gì ngân hàng có thể tự tạo ra.

Trên thế giới, có hơn 5.000 công ty Fintech cung cấp nhiều loại sản phẩm như cho vay, quản lý chi phí, mở tài khoản và dashboards. Sự chọn lựa của khách hàng sẽ phụ thuộc vào những trọng điểm của ngân hàng, chẳng hạn như mục tiêu khách hàng và cơ hội vượt qua thách thức tài chính của khách hàng. 

Thành công của những mối quan hệ hợp tác phụ thuộc vào việc phát triển các kỹ năng, chuyên môn của nhân viên ngân hàng và sự thương lượng quan hệ đối tác với các công ty Fintech trong các lĩnh vực sau:

  • Chiến lược Aligning: phải phù hợp với trọng tâm, ví dụ như trải nghiệm khách hàng, năng lực hoặc phân khúc khách hàng và tận dụng thế mạnh của mỗi bên.
  • Tìm điểm chung: Thảo luận và đưa ra các cơ hội thị trường tốt nhất, các đề xuất giá trị phù hợp, chuyên môn và cam kết tuân thủ quy định. Lĩnh vực này cũng quan trọng không kém đối với quan hệ đối tác, đặc biệt là khả năng đổi mới nhanh chóng của ngân hàng sau khi bắt đầu hợp tác.
  • Kiếm tiền từ các khoản đầu tư hợp tác: Phát triển một chiến lược mà có thể thu lại lợi nhuận với quy mô đủ lớn và trong thời gian đủ ngắn, đáp ứng kỳ vọng của cả hai bên.
  • Mở rộng và điều chỉnh các mối quan hệ đối tác: Xây dựng một kế hoạch để phát triển các mối quan hệ đối tác khi cạnh tranh, điều kiện kinh doanh, hoàn cảnh nội bộ trong ngân hàng.

Định hướng trong tương lai

Chuyển đổi kỹ thuật số sẽ làm thay đổi nền kinh tế trong ngân hàng và doanh thu trong những thập kỷ tới. Để duy trì được lâu dài, các ngân hàng cần phải phát triển một hoặc nhiều chuyên ngành mà có thể giúp họ cạnh tranh trên thị trường. Quan hệ đối tác với các công ty Fintech cho phép các ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ và sản phẩm mà các ngân hàng không thể cung cấp trong lĩnh vực phát triển digital trong ngân hàng ngày nay.

Nguồn tổng hợp và dịch Fintechvietnam


Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ liên trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng fintech trên thế giới.

Email: info@innotech-vn.com

Comments

Popular posts from this blog

High-quality Digital banking solution provider in Vietnam

Open-banking là gì? Những điều bạn cần biết về Open-banking

All the features of Digital Banking you must have