Tiến Tới Cho Phép Mở Tài Khoản Thanh Toán Không Gặp Mặt Trực Tiếp

Việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp khách hàng sẽ góp phần tạo điều kiện giúp ngân hàng mở rộng tập khách hàng và khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiềm ẩn nguy cơ, việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp giúp người dân có thể sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh điện tử, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Đây là mục tiêu quan trọng được hướng đến trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Thông tư số 23), vừa được NHNN công bố lấy ý kiến rộng rãi.

Sửa đổi để phù hợp với tình hình mới

Cho rằng, việc sửa đổi Thông tư số 23, NHNN cho biết, tại khoản 2a Điều 8 Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng chống rửa tiền (Nghị định 116) quy định ngân hàng phải “gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ”.
Căn cứ quy định tại Nghị định 116, Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Thông tư 23) quy định: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gặp mặt trực tiếp khách hàng cá nhân khi ký hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán (điểm a khoản 3 Điều 14).
Tuy nhiên, ngày 14/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi một số điều Nghị định 116 (Nghị định 87), trong đó sửa đổi khoản 2 Điều 8: Ngân hàng “được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng”. “Bởi vậy, Thông tư 23 cần được chỉnh sửa để phù hợp với quy định mới tại Nghị định 87 nêu trên”, NHNN nhấn mạnh.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87 cho phép ngân hàng, tổ chức tài chính cho phép mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87 cho phép ngân hàng, tổ chức tài chính cho phép mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp
Trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 20/1/2020, một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện là: "Cho phép áp dụng quy trình nhận biết khách hàng đơn giản và gián tiếp từ xa bằng phương thức điện tử trực tuyến (eKYC) đối với việc mở tài khoản tại các tổ chức được cấp phép để phục vụ cho nhu cầu thanh toán giá trị nhỏ của cá nhân và doanh nghiệp”.
Hơn nữa, trước bối cảnh Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), các ngân hàng đang rất tích cực ứng dụng công nghệ kỹ thuật để cải tiến quy trình cung ứng dịch vụ và phục vụ khách hàng tốt hơn. Do vậy, NHNN cho rằng, việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp khách hàng sẽ góp phần tạo điều kiện giúp ngân hàng mở rộng tập khách hàng và khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ ngân hàng (dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, cho vay,…).
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiềm ẩn nguy cơ, việc mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp giúp người dân có thể sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh điện tử, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
>> Xem thêm: "eKYC – Vaccine cho Ngân Hàng Việt Nam vượt dịch Covid-19"

Ngân hàng cần giải pháp, công nghệ để thu thập và kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của bản số hoá giấy tờ tuỳ thân của khách hàng

Trên tinh thần đó, nội dung dự thảo Thông tư 23 bám sát quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 87. Đồng thời, thực hiện rà soát, chỉnh sửa một số quy định về hồ sơ, thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Thông tư 23 để phù hợp với quy định về mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp khách hàng; hạn chế tối đa việc xáo trộn trong quy trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán hiện hành tại các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Liên quan đến chỉnh sửa quy định về hồ sơ mở tài khoản thanh toán (Điều 12). Về cơ bản, dự thảo Thông tư giữ nguyên các yêu cầu về giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng là cá nhân, tổ chức và tài khoản chung tại Điều 12 Thông tư 23. Nhưng để phù hợp với trường hợp mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử, dự thảo Thông tư quy định: “Yêu cầu về giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đối với trường hợp mở tài khoản thanh toán bằng phương thức điện tử quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 là bản số hoá; ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có giải pháp, công nghệ để thu thập và kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của bản số hoá giấy tờ tuỳ thân”.
Dự thảo Thông tư 23 chỉnh sửa quy định về giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán và thỏa thuận (hoặc hợp đồng) mở, sử dụng tài khoản thanh toán (Điều 13). Đồng thời, bổ sung quy định về mở tài khoản thanh toán không gặp mặt trực tiếp khách hàng (tại khoản 2 Điều 14).
Trường hợp nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng bằng phương thức điện tử (tại điểm b khoản 2 Điều 14). Dự thảo thông tư cho phép ngân hàng được quyết định biện pháp, hình thức, công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.
Dự thảo Thông tư quy định ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về phạm vi sử dụng, hạn mức giao dịch tài khoản thanh toán nhưng phải đảm bảo hạn mức tổng giá trị giao dịch (ghi Nợ) qua tài khoản thanh toán không vượt quá 100 triệu đồng/tháng/khách hàng. Tuy nhiên, hạn mức giao dịch này không áp dụng cho các trường hợp: Ngân hàng áp dụng công nghệ cuộc gọi ghi hình (Video call) cho phép giao tiếp theo thời gian thực với khách hàng trong quá trình mở tài khoản thanh toán; các giao dịch chuyển tiền để gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn bằng phương thức điện tử cho chính khách hàng tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó…
Giải pháp eKYC bằng xác minh video call giúpGiải pháp eKYC bằng xác minh video call giúp ngăn ngừa gian lận cho việc nhận diện khách hàng ngăn ngừa gian lận cho việc nhận diện khách hàng chính xác hơn Giải pháp eKYC bằng xác minh video call giúp ngăn ngừa gian lận cho việc nhận diện khách hàng
Trường hợp mở tài khoản thanh toán của cá nhân ở nước ngoài (tại điểm c khoản 2 Điều 14), dự thảo Thông tư kế thừa, giữ nguyên quy định tại điểm a khoản 3 Điều 14 Thông tư 23. Hay đối với tài khoản thanh toán của tổ chức (tại điểm đ khoản 2 Điều 14), về cơ  bản, dự thảo Thông tư giữ nguyên quy định hiện hành tại Thông tư 23.
>> Xem thêm: "Quy trình thực hiện eKYC cho onboarding trong ngân hàng, tổ chức tài chính"
Nguồn http://thitruongtaichinhtiente.vn/


Fintech Việt Nam là cổng thông tin cập nhật về công nghệ trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam và các xu hướng Fintech trên thế giới.
Email: info@innotech-vn.com

Comments

Popular posts from this blog

All the features of Digital Banking you must have

THE MOST POPULAR DIGITAL BANKING PLATFORMS IN 2020

Fraud Detection - Yếu tố cần với các ngân hàng số châu Á